Mô hình hiệu quả trên sông Đuống

24/12/2021 08:36 View Count: 351

Năm 2015 nhận thấy địa phương mình nằm cạnh sông Đuống có nhiều thế mạnh để nuôi cá lồng trên sông. Ông Vũ Văn Chiến, xã Đức Long, huyện Quế Võ đã đi một số nơi ở Miền Bắc như Hải Dương, Hải Phòng để tìm hiểu và học hỏi mô hình nuôi cá lồng. Trong thời gian đó tỉnh Băc Ninh có chương trình hỗ trợ lồng nuôi cá cho người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh. Ông Chiến đã mạnh dạn đầu tư toàn bộ tài sản tích lũy được kết hợp với vay của người thân, bạn bè và ngân hàng đầu tư nuôi cá lồng trên sông. Với số lượng lồng cá ban đầu là 8 lồng.


Một số hoạt động sản xuất của gia đình

Những năm đầu nuôi cá lồng, có rất nhiều khó khăn thách thức, thua lỗ, do cá chết, cá không tiêu thụ được, vì vậy năm 2017 ông cùng anh em trong xã thành lập Hội nghề cá, và tham gia vào hội nghề cá của huyện, tỉnh. Năm 2019 ông đã cùng một số hộ trong xã thành lập HTX để nâng cao hiệu quả khai thác số lượng cá lên theo thời gian, đặc biệt các tiếp cận và thương mại nghề cá được thuận tiện và ổn định cho đầu ra. Từ đó nâng tổng số lồng cá của ông lên đến 35 lồng có kích thước 6m x 6m x 3m, với 05 lồng cá trắm số lượng 3.500 con; 15 lồng cá lăng số lượng 50.000 con; 07 lồng cá chép số lượng 12.000 con; 04 lồng cá diêu hồng số lượng 30.000 con; 02 lồng cá lăng chấm số lượng 2.200 con; 2 lồng cá ngạnh số lượng 5.000 con. Sản lượng bình quân hàng năm: 3.5 tấn x 35 lồng = 122,5 tấn

Để có thành tích như ngày hôm nay, Bản thân ông cũng gặp không ít khó khăn, do xuất phát điểm thấp, thiếu vốn đầu tư ban đầu, kỹ thuật trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh còn hạn chế. Trước những khó khăn như vậy bản thân ông đã luôn cố gắng học hỏi, cầu thị, khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu cho bản thân góp phần xây dựng quê hương. Với phương châm bảo vệ môi trường và nguyện vọng đưa đến cho người chăn nuôi những con giống tốt nhất, và những sản phẩm, thương phẩm chất lượng nhất. Ông không ngừng phát triển về quy mô sản xuất, tăng đầu con, nâng cấp máy móc trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng thị trường trong nước. Luôn chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất an toàn trong chăn nuôi thực hiện đúng quy trình vệ sinh sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Ông đã sử dụng công nghệ nuôi cá bằng lồng sắt tròn chắc chắn hơn nhiều và nuôi được ở vùng nước rộng, dù sóng gió vẫn an toàn cho đàn cá. So với lồng cũ thì diện tích lồng mới rộng hơn, nuôi được nhiều hơn, khai thác dễ, cá bơi vòng tròn quanh lồng, vận động tốt hơn lồng vuông nên thịt cá chắc và ngon hơn. Các loại cá được nuôi chủ yếu là cá diêu hồng, cá rô, trắm đen, cá chép, cá tầm. Với công nghệ nuôi tiên tiến, thể hiện ở thiết kế lồng nuôi, kết cấu lồng, độ bền và vững chắc của lồng, sự tiện lợi cho quá trình thao tác tới kỹ thuật chăm sóc, chọn giống... giúp cá nuôi lớn nhanh, sạch bệnh. Với quy trình nuôi này, cá thương phẩm tại sông có chất lượng cao vượt trội và đặc biệt là không có mùi bùn.

Phương pháp nuôi lồng bằng lưới khung sắt kiên cố, sử dụng lưới nilon 2 lớp bọc nhựa chất lượng cao, đảm bảo cá không thoát ra ngoài khi có sự cố. Lồng có thể tích lên đến trên 100m3, dễ chăm sóc, sản lượng cá đạt từ 2,5 - 3 tấn/lồng/năm, mỗi lồng cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Lựa chọn khu vực có dòng chảy ổn định là điều quan trọng trong nuôi cá lồng trên sông, vì nuôi cá lồng cần môi trường nước sạch, lượng ô-xy trong nước cao, đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để cá lồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng thịt ngon, được người tiêu dùng ưa thích.

Bản thân ông luôn ý thức được vai trò to lớn của việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật vì vậy ông và các thành viên trong gia đình luôn tham gia các khóa học, đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật chăn nuôi cá lồng trên sông như kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi; kỹ thuật thả giống; kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch bệnh; phương pháp ghi chép nhật ký và các chỉ tiêu theo dõi…

Qua nghiên cứu, học hỏi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện. Cuối năm 2016 đầu năm 2017 ông đã chế tạo thành công hệ thống dây chuyền đưa thức ăn xuống lồng, và vận chuyển cá khi thu hoạch, vì mỗi lần cho ăn bê vác thức ăn xuống lồng rất vất vả phải mất chi phí tới 3,5 triệu đồng/1 tháng và vận chuyển cá khi thu hoạch theo thời vụ 30 triệu/1 năm; Nay với hệ thống này đã giảm công sức lao động, tiết kiệm chi phí thuê nhân công, năm 2021 ông quyết định mở rộng diện tích chăn nuôi nâng số lồng lên là 40 lồng.

Qua quá trình thực hiện mô hình của mình và các hộ liên kết, để phát triển lâu dài và bền vững cho con cá để cùng nhau phát triển cùng nhau tạo ra sản phẩm cho thị trường và từ đó có thể xây dựng một thương hiệu riêng đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đên cuối năm 2021 lợi nhuận của gia đình đạt gần 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 4 người trong gia đình và việc làm không thường xuyên cho 11 người, với mức lương từ 5 đến 7 triệu đồng/người.

Với những thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh và giúp đỡ những hộ sản xuất trong Hợp tác xã ông đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 16/3/2021.

Nguyễn Đức Tưởng

bn-current-user-online-portlet

Online : 3753
Total visited : 150796000