Tiếp tục đồng hành, nâng cao hiệu quả, vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân
Thực hiện cam kết đồng hành doanh nghiệp, thời gian qua tỉnh Bắc Ninh luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Các chương trình, hoạt động hỗ trợ DN ngày càng đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy DN phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Bắc Ninh trao đổi với đồng chí Nguyễn Đình Xuân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&ĐT về vấn đề này.
Nhờ thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI đến đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất tại địa bàn tỉnh. Ảnh: Sản xuất sản phẩm điện thoại di động tại Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam (KCN Yên Phong).
Phóng viên: Xin đồng chí khái quát một số nét trong công tác phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua?
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Theo thống kê, đến hết tháng 2-2019 trên địa bàn tỉnh có 16.631 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký hơn 208.855 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư cho 1.325 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Trong đó, có nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Samsung, Canon, Foxconn, Pepsico... Trong năm 2018, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn duy trì sản xuất kinh doanh với tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt gần 1.136.000 tỷ đồng, tăng 11,6% so cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 99,5%; giá trị xuất khẩu hàng hoá hơn 34,85 tỷ USD...
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Theo thống kê, đến hết tháng 2-2019 trên địa bàn tỉnh có 16.631 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký hơn 208.855 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư cho 1.325 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Trong đó, có nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Samsung, Canon, Foxconn, Pepsico... Trong năm 2018, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn duy trì sản xuất kinh doanh với tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt gần 1.136.000 tỷ đồng, tăng 11,6% so cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 99,5%; giá trị xuất khẩu hàng hoá hơn 34,85 tỷ USD...
Công ty MANUTRONICS Việt Nam (KCN Tiên Sơn) chuyên sản xuất đĩa quang và lắp ráp điện tử công nghệ cao. Ảnh: Trần Uyên
Xác định phát triển doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo sức bật về phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm qua tỉnh ta luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ, Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh luôn chủ động, triển khai nhiều giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho DN. Bên cạnh đẩy mạnh cải cách TTHC, tỉnh chỉ đạo tăng cường gặp gỡ, đối thoại với DN để nắm bắt khó khăn, vướng mắc nhằm kịp thời tháo gỡ. Hàng năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng tổ chức nhiều buổi gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp... để DN trong tỉnh được gặp gỡ với đại diện cơ quan quản lý nhà nước trao đổi các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh và chia sẻ những khó khăn trong tìm kiếm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh... Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả các buổi gặp gỡ DN, tỉnh chỉ đạo các kiến nghị, đề xuất của DN phải được trả lời cụ thể bằng văn bản và công khai thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với sự phát triển của DN, thu hút nhà đầu tư vào địa bàn. Duy trì hoạt động có hiệu quả Tổ Công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cả về số lượng và cơ cấu, quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cũng chuyển biến mạnh mẽ, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Phóng viên: Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh được thể hiện như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Phải khẳng định rằng, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngoài việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện nghiêm các nghĩa vụ với Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cũng đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của xã hội thông qua việc tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện trên địa bàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, doanh nhân cũng ngày càng ý thức hơn trong việc chấp hành tốt pháp luật, nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tái đầu tư phát triển, nâng cao phúc lợi xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Bắc Ninh trưởng thành lớn mạnh, khẳng định uy tín, vị thế cao trên thị trường trong nước và quốc tế như: DABACO, HANAKA, PHÚ GIANG... Những bước phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức cao và ổn định, góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn, việc làm, tham gia giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội... Đưa Bắc Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế năng động và phát triển bậc nhất khu vực với nhiều chỉ tiêu nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước...
Phóng viên: Đồng chí có thể điểm qua một số hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp thời gian qua?
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển doanh nghiệp thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Cụ thể: chưa có nhiều doanh nghiệp quy mô đầu tư lớn; hầu hết các doanh nghiệp hiện có chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực sản xuất còn yếu, công nghệ sản xuất chưa cao; cơ cấu, ngành nghề kinh doanh chưa hợp lý, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Trình độ quản lý, khả năng hội nhập còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, chưa có khả năng vươn xa và đứng vững trên thị trường. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Một số doanh nhân còn thiếu năng động, nhạy bén; lao động trong các doanh nghiệp phần lớn có tay nghề thấp…
Phóng viên: Vậy những giải pháp để khắc phục hạn chế này như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Để khắc phục yếu kém trên, trong thời gian tới, quan điểm của tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có năng lực, tâm huyết, đặc biệt ưu tiên cho nhà đầu tư chiến lược với những dự án khả thi. Đối với DN địa phương, tỉnh luôn tạo điều kiện để được đảm nhận nhiều công trình của tỉnh, trong đó ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc về mặt bằng, về cơ chế chính sách và phát triển... Tỉnh tập trung các nguồn lực cải thiện khởi sự kinh doanh; đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian nộp thuế và BHXH, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương cắt giảm thời gian, chi phí giao dịch các thủ tục hành chính thuộc thầm quyền…
Ngoài sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, của tỉnh và các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh cần phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo vượt qua thách thức. Cụ thể là bám sát thị trường, xác định lợi thế, sở trường kinh doanh xây dựng và định hình chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp; tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; huy động, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; đặc biệt quan tâm tới đạo đức trong sản xuất kinh doanh; tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động nhân đạo từ thiện, xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo... Tạo nền tảng, động lực quan trọng để Bắc Ninh tiếp tục bứt phá vươn lên thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH cũng như hiện thực hóa mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí
Phóng viên: Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh được thể hiện như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Phải khẳng định rằng, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngoài việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện nghiêm các nghĩa vụ với Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cũng đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của xã hội thông qua việc tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện trên địa bàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, doanh nhân cũng ngày càng ý thức hơn trong việc chấp hành tốt pháp luật, nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tái đầu tư phát triển, nâng cao phúc lợi xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Bắc Ninh trưởng thành lớn mạnh, khẳng định uy tín, vị thế cao trên thị trường trong nước và quốc tế như: DABACO, HANAKA, PHÚ GIANG... Những bước phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức cao và ổn định, góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn, việc làm, tham gia giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội... Đưa Bắc Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế năng động và phát triển bậc nhất khu vực với nhiều chỉ tiêu nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước...
Phóng viên: Đồng chí có thể điểm qua một số hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp thời gian qua?
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển doanh nghiệp thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Cụ thể: chưa có nhiều doanh nghiệp quy mô đầu tư lớn; hầu hết các doanh nghiệp hiện có chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực sản xuất còn yếu, công nghệ sản xuất chưa cao; cơ cấu, ngành nghề kinh doanh chưa hợp lý, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Trình độ quản lý, khả năng hội nhập còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, chưa có khả năng vươn xa và đứng vững trên thị trường. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Một số doanh nhân còn thiếu năng động, nhạy bén; lao động trong các doanh nghiệp phần lớn có tay nghề thấp…
Phóng viên: Vậy những giải pháp để khắc phục hạn chế này như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Đình Xuân: Để khắc phục yếu kém trên, trong thời gian tới, quan điểm của tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có năng lực, tâm huyết, đặc biệt ưu tiên cho nhà đầu tư chiến lược với những dự án khả thi. Đối với DN địa phương, tỉnh luôn tạo điều kiện để được đảm nhận nhiều công trình của tỉnh, trong đó ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc về mặt bằng, về cơ chế chính sách và phát triển... Tỉnh tập trung các nguồn lực cải thiện khởi sự kinh doanh; đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian nộp thuế và BHXH, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương cắt giảm thời gian, chi phí giao dịch các thủ tục hành chính thuộc thầm quyền…
Ngoài sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, của tỉnh và các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh cần phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo vượt qua thách thức. Cụ thể là bám sát thị trường, xác định lợi thế, sở trường kinh doanh xây dựng và định hình chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp; tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; huy động, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; đặc biệt quan tâm tới đạo đức trong sản xuất kinh doanh; tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động nhân đạo từ thiện, xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo... Tạo nền tảng, động lực quan trọng để Bắc Ninh tiếp tục bứt phá vươn lên thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH cũng như hiện thực hóa mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí
bn-current-user-online-portlet
Online : 4360
Total visited : 150807371