Hội thảo phân tích Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)
Sáng 03/5, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh tổ chức Hội thảo phân tích Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2018.
Toàn cảnh Hội thảo.
Theo kết quả Chỉ số PAPI năm 2018, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục duy trì thứ hạng trong nhóm những tỉnh/thành phố đạt điểm số cao nhất, điểm chung đạt 45,74 điểm (tăng 6,54 điểm so với năm 2017), xếp hạng 10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (giảm 6 bậc). Đây là năm thứ 04 liên tiếp, tỉnh Bắc Ninh nằm trong nhóm những tỉnh/thành phố đạt điểm số cao nhất về chỉ số PAPI. Trước đó, từ năm 2011 đến năm 2014, tỉnh Bắc Ninh thuộc nhóm tỉnh có điểm trung bình thấp và thấp nhất cả nước.
Đối với các Chỉ số thành phần, tỉnh Bắc Ninh có 03 trục nội dung tăng điểm so với năm 2017 gồm: Trách nhiệm giải trình với người dân đạt 5,15 điểm, tăng 0,06 điểm (xếp thứ 13); Kiểm soát tham nhũng khu vực công đạt 6,62 điểm, tăng 0,28 điểm (xếp thứ 23); Thủ tục hành chính công đạt 7,36 điểm, tăng 0,02 điểm (xếp thứ 38). 03 trục nội dung giảm điểm gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 5,65 điểm, giảm 0,74 điểm (xếp thứ 14); Công khai, minh bạch đạt 5,52 điểm, giảm 0,77 điểm (xếp thứ 16); Cung ứng dịch vụ công đạt 7,36 điểm, giảm 0,39 điểm (xếp thứ 10).
Năm 2018 có thêm 02 trục nội dung mới đó là Quản trị môi trường đạt 4,5 điểm (xếp thứ 33) và Quản trị điện tử đạt 3,59 điểm (xếp thứ 9).
Phân tích rõ hơn về các nội dung của Chỉ số thành phần, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cho biết, năm 2018, tỉnh Bắc Ninh bị đánh giá thấp nhất ở nội dung “chất lượng nguồn nước sinh hoạt” với 0,34 điểm, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm thấp nhất; nội dung “sử dụng Cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương” ở mức rất thấp với 0,56 điểm; nội dung “mức độ và hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền” còn yếu, chỉ đạt 1,87 điểm, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp…, đây là những vấn đề lưu ý đối với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
Tại Hội thảo, đại diện các Sở, ngành tham gia đóng góp các giải pháp nhằm cải thiện các Chỉ số thành phần giảm điểm như: củng cố quản trị điện tử và tiếp cận dịch vụ công điện tử đối với các dịch vụ hành chính công, giảm thiểu chi phí, nhất là chi phí không chính thức; nâng cao hiệu quả Trung tâm Hành chính công, nhất là Bộ phận “một cửa liên thông” cấp xã, phường. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các địa phương để tìm giải pháp chung giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước và các dạng ô nhiễm khác; các chính sách công, tổ chức, doanh nghiệp cần hướng trọng tâm về bảo vệ môi trường… qua đó, góp phần nâng cao, duy trì Chỉ số PAPI nằm trong tốp 10 tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất.
Đối với các Chỉ số thành phần, tỉnh Bắc Ninh có 03 trục nội dung tăng điểm so với năm 2017 gồm: Trách nhiệm giải trình với người dân đạt 5,15 điểm, tăng 0,06 điểm (xếp thứ 13); Kiểm soát tham nhũng khu vực công đạt 6,62 điểm, tăng 0,28 điểm (xếp thứ 23); Thủ tục hành chính công đạt 7,36 điểm, tăng 0,02 điểm (xếp thứ 38). 03 trục nội dung giảm điểm gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 5,65 điểm, giảm 0,74 điểm (xếp thứ 14); Công khai, minh bạch đạt 5,52 điểm, giảm 0,77 điểm (xếp thứ 16); Cung ứng dịch vụ công đạt 7,36 điểm, giảm 0,39 điểm (xếp thứ 10).
Năm 2018 có thêm 02 trục nội dung mới đó là Quản trị môi trường đạt 4,5 điểm (xếp thứ 33) và Quản trị điện tử đạt 3,59 điểm (xếp thứ 9).
Phân tích rõ hơn về các nội dung của Chỉ số thành phần, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cho biết, năm 2018, tỉnh Bắc Ninh bị đánh giá thấp nhất ở nội dung “chất lượng nguồn nước sinh hoạt” với 0,34 điểm, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm thấp nhất; nội dung “sử dụng Cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương” ở mức rất thấp với 0,56 điểm; nội dung “mức độ và hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền” còn yếu, chỉ đạt 1,87 điểm, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp…, đây là những vấn đề lưu ý đối với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
Tại Hội thảo, đại diện các Sở, ngành tham gia đóng góp các giải pháp nhằm cải thiện các Chỉ số thành phần giảm điểm như: củng cố quản trị điện tử và tiếp cận dịch vụ công điện tử đối với các dịch vụ hành chính công, giảm thiểu chi phí, nhất là chi phí không chính thức; nâng cao hiệu quả Trung tâm Hành chính công, nhất là Bộ phận “một cửa liên thông” cấp xã, phường. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các địa phương để tìm giải pháp chung giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước và các dạng ô nhiễm khác; các chính sách công, tổ chức, doanh nghiệp cần hướng trọng tâm về bảo vệ môi trường… qua đó, góp phần nâng cao, duy trì Chỉ số PAPI nằm trong tốp 10 tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất.
Thống kê truy cập
Online : 4092
Đã truy cập : 150807048